Bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay thường được đánh giá cao về an toàn, lành tính và chi phí thấp. Những bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay gồm:
- Bài thuốc Lá Lốt.
- Ngải Cứu.
- Cây Khúc Khắc.
- Đường Quy.
- Cây Trinh Nữ.
- Bạch Quả.
- Xích Thược.
- Lá Trầu Không.
Tuy nhiên, để rõ hơn về các Bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Siêu Thị Sữa Nhé!
Tê Bì Chân Tay Là Gì ?
Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác ở tay hoặc chân do dây thần kinh bị chèn ép hoặc máu không lưu thông. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như thiếu canxi, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, hẹp ống sống, hoặc tiểu đường. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây khó chịu và làm hạn chế khả năng vận động.
Tê bì chân tay do thiếu vi chất không quá nguy hiểm. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi, kali, magie để cải thiện tình trạng này. Khi bổ sung vi chất, cần chú ý cách sử dụng đúng, bao gồm thời gian và liều lượng dùng, để đạt hiệu quả bổ sung tốt nhất và tránh thiếu hoặc thừa chất.
Tại Sao Nên Dùng Bài Thuốc Đông Y
Tê bì chân tay là tình trạng mất cảm giác ở chân hoặc tay, do dây thần kinh bị chèn ép hoặc lưu thông khí huyết kém. Người bị thường có cảm giác tê, như kiến bò hoặc kim châm vào chân tay.
Tê chân, tê tay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người trung niên và cao tuổi. Dù không phải là bệnh, tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và khả năng lao động.
Ngày xưa, do điều kiện điều trị còn hạn chế, ông cha ta thường dùng các bài thuốc dân gian để chữa tê bì chân tay. So với Y học hiện đại, việc sử dụng cây thuốc nam có nhiều ưu điểm như: an toàn, lành tính vì làm từ thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại và ít gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng. Hiệu quả của nhiều bài thuốc Đông Y đã được kiểm chứng qua thời gian, giúp giảm tê bì và nhức mỏi. Ngoài ra, chi phí sử dụng cây thuốc nam thường thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
Tuy nhiên, các bài thuốc này thường cần sự kiên trì, và hiệu quả có thể khác nhau tùy vào cơ địa, tình trạng bệnh và cách sử dụng của từng người.
Một Số Bài Thuốc Dân Gian Chữa Tê Bì Chân Tay
Tê bì chân tay không chỉ làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày mà còn có thể tác động xấu đến sức khỏe nếu nguyên nhân do bệnh lý. Nhiều người quan tâm đến cách khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số mẹo và bài thuốc dân gian để chữa tê bì chân tay mà bạn có thể tham khảo
Lá Lốt
Lá lốt là cây thuốc nam quen thuộc dùng để chữa tê bì chân tay. Với tính ấm và vị cay, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và giúp lưu thông khí huyết. Uống nước lá lốt có thể làm giảm triệu chứng tê bì và đau nhức tay chân, đặc biệt hiệu quả khi tình trạng này do lạnh hoặc ẩm ướt gây ra.
- Nguyên liệu: 100g lá lốt tươi, 1 lít nước.
- Cách làm: Rửa sạch lá lốt, cho vào nồi và đun sôi với 1 lít nước trong 10-15 phút. Chắt lấy nước và uống khi còn ấm, mỗi ngày một lần, tốt nhất vào buổi tối trước khi ngủ.
Ngải Cứu
Ngải cứu, với tính chất ấm như lá lốt, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tê bì, đau nhức. Y học hiện đại đã phát hiện ngải cứu chứa nhiều thành phần dược tính như:
- Dehydromatricaria ester: Kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau nhức.
- a-Amyrin: Giảm đau, chống viêm, hỗ trợ phục hồi mô tổn thương.
- Inositol: Cải thiện chức năng thần kinh và tuần hoàn máu, giảm tê bì.
- Thujone: Kích thích tuần hoàn máu.
- Cineol: Thư giãn mạch máu, giảm đau, cải thiện lưu thông khí huyết.
- Nguyên liệu: 100g ngải cứu tươi, 1 thìa muối hạt, 1 lít nước.
- Cách làm: Rửa sạch và để ráo ngải cứu. Đun sôi nước, sau đó cho ngải cứu và muối vào, tiếp tục đun 10-15 phút. Đổ nước ra chậu, để nguội vừa phải rồi ngâm tay chân trong 15-20 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần
Cây Khúc Khắc
Khúc khắc, hay còn gọi là Thổ phục linh, là cây thân mềm, không gai, thường leo bám vào các cây xung quanh để phát triển. Lá cây có hình trứng hoặc bầu dục, đầu nhọn, mọc so le nhau. Mặt trên của lá màu xanh bóng, trong khi mặt dưới màu xanh nhạt hơn và phủ lớp trắng như phấn.
Khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, quy vào kinh can và vị. Cây có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau khớp xương và giảm sưng. Đặc biệt, khúc khắc nổi tiếng trong việc trị phong tê thấp, đau xương khớp và tê tay chân.
- Nguyên liệu: 20g thổ phục linh, 10g cốt toái bổ, 8g thiên niên kiện, 6g bạch chỉ, 8g đương quy.
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, thái nhỏ rồi sắc cùng nhau. Uống mỗi ngày một thang hoặc pha với rượu để sử dụng.
Đường Quy
Đương quy là bài thuốc Đông Y lành tính và hiệu quả trong việc chữa tê bì chân tay, đồng thời hỗ trợ giảm đau nhức khớp xương và tê bì chân tay.
- Nguyên liệu: 1 thìa bột đương quy, 1 cốc nước ấm.
- Cách làm: Hòa bột đương quy vào nước ấm, khuấy đều và uống khi còn ấm.
Cây Trinh Nữ
Cây trinh nữ (hay cây xấu hổ) có tính hàn, vị ngọt, giúp chống viêm và giảm đau mạnh, thường được dùng trong các bài thuốc trị tê bì chân tay, cải thiện xương khớp và tĩnh mạch.
- Nguyên liệu: 30g rễ cây trinh nữ, rượu trắng 45 độ.
- Cách làm: Rửa sạch rễ trinh nữ, cắt nhỏ và ngâm vào rượu trắng, sau đó đun sôi. Lọc lấy nước, uống hết trong ngày hoặc thoa lên các khu vực bị tê.
Bạch Quả
Bạch quả giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm tắc nghẽn mạch máu, nên nếu sử dụng đều đặn, bài thuốc từ bạch quả có thể làm giảm đáng kể cảm giác tê bì chân tay.
- Nguyên liệu: 15g bạch quả, 500ml nước.
- Cách làm: Đun sôi nước, thêm bạch quả vào và tiếp tục đun nhỏ lửa trong 20 phút. Lọc nước, để nguội vừa phải và uống trước khi đi ngủ.
Xích Thược
Xích thược có tác dụng giảm đau và tê nhức ở chân tay, thường được dùng cho người già bị tuần hoàn máu kém, giúp cải thiện lưu thông máu và giảm đau khớp, cứng khớp.
- Nguyên liệu: 80g xích thược, 80g cây lá vông, 20g đào nhân, 80g xuyên quy, 80g sơn ô quy, 40g phụ tử, 40g bạt kế, 120g quế tâm.
- Cách làm: Tán nhỏ các thảo dược, trộn 20g hỗn hợp bột với 6g gừng thái nhỏ. Sử dụng khi đói và thuốc còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lá Trầu Không
Lá trầu không, ngoài việc là gia vị phổ biến, còn được dùng làm thảo dược chữa tê tay chân. Y học cổ truyền cho rằng lá trầu có tính ấm, vị cay nồng, giúp giảm đau, trừ phong thấp và tê lạnh tay chân. Tinh dầu của lá trầu cũng có tác dụng kháng viêm và giảm căng thẳng thần kinh.
- Nguyên liệu: 200g lá trầu. ít muối.
- Cách làm: rửa sạch, giã nát lá trầu, đun sôi với 2 lít nước tầm khoảng 10 phút, cho muối hòa tan vào . Để nguội 50-60 độ rồi ngâm chân trong vòng 20 phút.Uống mỗi tối trước khi ngủ để kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay, và giúp giấc ngủ ngon hơn
Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Bài Thuốc Đông Y
Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Các bài thuốc dân gian thường cần thời gian để phát huy hiệu quả. Hãy kiên trì và không nản lòng nếu không thấy kết quả ngay lập tức.
- Tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng của từng bài thuốc để tránh tác dụng không mong muốn.
- Sử dụng nguyên liệu tươi sạch và rõ nguồn gốc để đảm bảo chất lượng và tránh nguy cơ nhiễm hóa chất hoặc vi khuẩn.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, để hỗ trợ giảm cảm giác tê bì.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, yoga hoặc các bài tập giãn cơ để cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể khi sử dụng các bài thuốc; nếu thấy bất thường, ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Mỗi loại thảo dược có đặc tính riêng và có thể tương tác với thuốc hoặc thực phẩm khác, nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Người Bị Tê Bì Chân Tay Cần Kiêng Gì
Ngoài việc điều trị bằng Đông y, người bị tê bì chân tay cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để cải thiện triệu chứng.
các biện pháp bao gồm:
- Hạn chế căng thẳng.
- Tránh làm việc quá sức, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế.
- Massage nhẹ nhàng để giảm cảm giác tê bì.
- Tắm với muối Epsom để thúc đẩy lưu thông khí huyết.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa xác định nguyên nhân và chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là 8 bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay lành tính, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đang gặp phải. Cùng siêu thị sữa tìm hiểu nhiều kiến thức hơn ở những bài viết tiếp theo nhé.
Bài viết liên quan
Hàu Kỵ Gì ? Tác Hại Của Ăn Hàu
Hàu kỵ gì? Hàu kỵ với một số thực phẩm như: Hàu kỵ rau diếp [...]
Th10
Măng Kỵ Gì ? Tác Hại Ăn Măng Với Sức Khỏe
Măng kỵ gì? măng kỵ với những thực phẩm như: Măng tre kỵ lợn. Măng [...]
Th10
Lá Lốt Kỵ Gì ? Tác Hại Của Lá Lốt
Lá lốt kỵ gì? Lá lốt kỵ với những thực phẩm như: Lá lốt kỵ [...]
Th10
Xoài kỵ gì? Những thực phẩm đại kỵ với xoài cần nên tránh
Xoài kỵ gì? Xoài kỵ với dứa, bởi sau khi ăn có thể gây tác [...]
Th10
Mua Sữa Dê Tiểu Đường Vitaligoat Diabetic chính hãng tại HCM
Mua Sữa Dê Tiểu Đường Vitaligoat Diabetic chính hãng tại HCM? cửa hàng bán sữa [...]
Th9
Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Gà Không – Góc Kiến Thức
Bệnh gút có kiêng thịt gà không ? Loại thịt nào người bệnh gút nên [...]
Th8