Măng kỵ gì? măng kỵ với những thực phẩm như:
Măng tre kỵ lợn.
Măng tre kỵ đường nâu.
Măng tre kỵ trái sơn trà.
Tuy nhiên, để rõ hơn về măng kỵ gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Siêu Thị Sữa nhé!
Măng Kỵ Gì ?
Măng kỵ với gan lợn, đường nâu, trái sơn trà, bởi sau khi ăn làm gây mất giá trị vitamin dinh dưỡng, gây hại đến sức khỏe.
Măng tre kỵ gan lợn (gan heo)
Măng chứa nhiều hoạt chất sinh học, nếu chế biến hoặc ăn cùng gan heo, các chất trong măng có thể làm giảm lượng vitamin trong gan, khiến món ăn mất đi giá trị dinh dưỡng.
Măng tre kỵ đường nâu (đường thốt nốt, đường đen)
Măng tre chứa lysine, chất có thể phản ứng với đường nâu tạo ra hợp chất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi chế biến măng, nếu cần dùng đường, hãy chọn đường cát thay vì đường nâu.
Măng tre kỵ trái sơn trà
Trái sơn trà giàu vitamin C, nhưng măng chứa các chất có thể phân giải vitamin này. Vì vậy, ăn măng cùng với trái sơn trà có thể làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của sơn trà.
Xem thêm: Lá lốt kỵ gì?
Tổng Quan Vê Măng Tre
Đặc Điểm Của Măng Tre
Măng tre, có tên khoa học là Bambusa vulgaris hoặc Phyllostachys edulis, là loại cây thân gỗ rỗng, phân thành nhiều đốt.
Thành phần hóa học
Măng chứa ít calo nhưng giàu chất xơ và dinh dưỡng. Các thành phần chính bao gồm đạm, carbohydrate, axit amin, khoáng chất, chất béo, đường, chất xơ và muối vô cơ.
Chồi măng giàu khoáng chất, chủ yếu là kali, canxi, mangan, kẽm, crom, đồng, sắt, cùng một lượng nhỏ phốt pho và selen. Măng tươi cũng cung cấp dồi dào thiamine, niacin, vitamin A, vitamin B6 và vitamin E.
Tác Dụng Của Măng
Măng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và có thể hỗ trợ phòng ngừa, điều trị một số bệnh. Một số tác dụng ít được biết đến của măng gồm có.
Giúp giảm cân
Ăn măng tre rất thích hợp cho người muốn giảm cân, nhờ vào hàm lượng chất xơ cao giúp no lâu, trong khi lượng đường và calo rất thấp. Ngoài ra, măng có tỷ lệ carbohydrate (carbs) thấp hơn so với nhiều thực phẩm giàu chất xơ khác, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc giảm cân.
Kiểm soát cholesterol, tốt cho tim mạch
Măng tre giàu dưỡng chất và khoáng chất quan trọng như selen và kali, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, măng ít chất béo và calo, nhưng lại giàu chất xơ, giúp giảm cholesterol xấu và hỗ trợ tiêu hóa. Việc loại bỏ cholesterol dư thừa còn giúp làm sạch động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Tăng cường hễ miễn dịch, chống ung thư
Măng chứa các vitamin thiết yếu như A, C, E và B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, măng cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, và chứa phytosterol tự nhiên có khả năng ức chế sự phát triển và đột biến của các khối u.
Chống viêm, kháng chuẩn
Theo các chuyên gia y tế, măng có đặc tính chống viêm, giúp giảm đau và hỗ trợ chữa lành vết loét. Măng có thể được luộc để ăn hoặc ép lấy nước thoa lên vết thương nhằm giảm viêm. Ngoài ra, măng tre còn có khả năng kháng khuẩn và kháng virus, hỗ trợ điều trị các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.
Hô hấp, dạ dày
Ăn măng tươi mang lại nhiều lợi ích, nhờ đặc tính chống viêm nên măng có hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề hô hấp như khó thở, viêm phế quản và hen suyễn. Bạn có thể luộc măng và thêm mật ong để giúp long đờm. Đối với các bệnh về dạ dày và đường ruột, măng còn giúp làm mềm phân và chữa táo bón nhờ hàm lượng chất xơ cao.
Giúp xương chắc khỏe
Măng giúp xương chắc khỏe nhờ chứa nhiều phốt pho và vitamin K. Phốt pho đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì xương, trong khi vitamin K giúp canxi gắn kết vào xương và ngăn ngừa mất canxi qua nước tiểu, góp phần củng cố sức khỏe xương.
Cải thiện thị lực
Một lợi ích đáng chú ý của măng tre là khả năng cải thiện thị lực. Chất chống oxy hóa trong măng, đặc biệt là glutathione, giúp bảo vệ võng mạc khỏi tổn thương và giảm nguy cơ mắc các bệnh như quáng gà hay đục thủy tinh thể.
Tác Hại Của Măng
Măng tươi chứa hàm lượng cyanide cao, khoảng 230mg/kg. Khi ăn phải, cyanide dưới tác động của enzym tiêu hóa sẽ chuyển thành acid cyanhydric (HCN), một chất cực độc có thể gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi ăn măng, bao gồm chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Ở trường hợp nặng, người bị ngộ độc có thể co giật, cứng hàm, duỗi cứng, suy hô hấp, tím tái và hôn mê.
Hướng Dẫn Loại Bỏ Độc Tố Khi Ăn Măng
Măng tươi cần luộc 2-3 lần
Măng tươi cần luộc 2-3 lần, mỗi lần qua nước sôi, sau đó xả lại bằng nước sạch. Khi măng đã mềm, vị đắng cũng được loại bỏ và có thể chế biến món ăn. Ngoài ra, bạn có thể bóc vỏ măng, luộc 2-3 lần, sau đó ngâm trong nước gạo khoảng 2 ngày, nhớ thay nước gạo 2 lần mỗi ngày, rồi mới sử dụng.
Luộc Bằng Nước Gạo Và Ớt
Để nguyên vỏ măng, xếp vào nồi, thêm vài trái ớt đã bỏ hạt và đổ nước gạo ngập gần hết măng. Đun với lửa vừa cho đến khi măng mềm thì tắt bếp. Đợi măng nguội, lột vỏ và xả lại bằng nước sạch vài lần. Trong quá trình luộc, cần mở nắp nồi để chất độc bay hơi. Những cây măng có màu trắng hoặc vàng bất thường, hoặc có mùi lạ, nên được loại bỏ, không sử dụng.
Luộc Măng Bằng Nắm Lá
Để nguyên vỏ măng, xếp vào nồi, thêm vài trái ớt đã bỏ hạt và đổ nước gạo ngập gần hết măng. Đun với lửa vừa cho đến khi măng mềm thì tắt bếp. Đợi măng nguội, lột vỏ và xả lại bằng nước sạch vài lần. Trong quá trình luộc, cần mở nắp nồi để chất độc bay hơi. Những cây măng có màu trắng hoặc vàng bất thường, hoặc có mùi lạ, nên được loại bỏ, không sử dụng.
Cắt Mỏng, Xé Sợi Măng
Măng sau khi mua về cần bóc vỏ, rửa sạch, rồi cắt lát mỏng hoặc xé sợi và ngâm nước sạch qua đêm để giảm độc tố, sau đó rửa lại trước khi chế biến. Nhiều người thường ngâm măng với dấm và ăn ngay, nhưng nếu măng chưa ngâm đủ thời gian, chưa chuyển sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua, vẫn có thể gây ngộ độc do độc tố còn sót lại.
Xem thêm: Xoài Kỵ Gì ?
Lưu Ý Khi Ăn Măng
Phụ nữ mang thai: Mặc dù măng giàu dinh dưỡng, nhưng chứa glucozit có thể tạo ra axit xyanhydric gây nôn mửa, đau bụng và đau đầu. Dù chưa có nghiên cứu khẳng định măng gây hại cho thai nhi, các chuyên gia vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
Người bị bệnh thận: Bệnh thận thường do vi khuẩn hoặc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường gây tổn thương mạch máu. Người mắc bệnh thận cần chú ý chế độ ăn, tránh măng tây và măng tre vì giàu canxi, không tốt cho bệnh thận mãn tính hoặc suy thận.
Người bị đau dạ dày: Bệnh dạ dày dễ trở thành mãn tính và tái phát, nên dù đã điều trị, người bệnh vẫn cần chú ý chế độ ăn. Vì măng chứa axit cyanhydric, chất có hại cho dạ dày, người bị đau dạ dày nên tránh ăn măng.
Người mắc bệnh gout: nên tránh ăn măng tre, măng trúc và măng tây vì chúng có thể làm tăng axit uric, khiến bệnh nặng hơn.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Siêu Thị Sữa thì bạn đã biết được măng kỵ gì nhé!
Bài viết liên quan
Hàu Kỵ Gì ? Tác Hại Của Ăn Hàu
Hàu kỵ gì? Hàu kỵ với một số thực phẩm như: Hàu kỵ rau diếp [...]
Th10
Lá Lốt Kỵ Gì ? Tác Hại Của Lá Lốt
Lá lốt kỵ gì? Lá lốt kỵ với những thực phẩm như: Lá lốt kỵ [...]
Th10
Xoài kỵ gì? Những thực phẩm đại kỵ với xoài cần nên tránh
Xoài kỵ gì? Xoài kỵ với dứa, bởi sau khi ăn có thể gây tác [...]
Th10
8 Bài Thuốc Chữa Tê Bì Chân Tay – Bài Thuốc Dân Gian
Bài thuốc dân gian chữa tê bì chân tay thường được đánh giá cao về [...]
Th9
Mua Sữa Dê Tiểu Đường Vitaligoat Diabetic chính hãng tại HCM
Mua Sữa Dê Tiểu Đường Vitaligoat Diabetic chính hãng tại HCM? cửa hàng bán sữa [...]
Th9
Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Gà Không – Góc Kiến Thức
Bệnh gút có kiêng thịt gà không ? Loại thịt nào người bệnh gút nên [...]
Th8