Trong Tây y, ho kèm ngứa cổ là triệu chứng phổ biến của các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Trong khi đó, Đông y cho rằng ho xuất phát từ phế khí không thông suốt hoặc đàm nhiệt tích tụ. Do đó, các bài thuốc dân gian trị ho và ngứa họng thường tập trung vào:

  • Bổ phế: Nuôi dưỡng phế khí, cải thiện chức năng phổi, giúp giảm ho.
  • Thanh nhiệt, giải độc: Loại bỏ nhiệt độc, giảm viêm và rát họng.
  • Hoạt huyết, tán hàn: Tăng lưu thông máu, giảm sưng viêm vùng cổ họng.
  • Hoá đàm, nhuận phế: Long đờm, giảm tích tụ đờm, làm dịu cổ họng và giảm cảm giác ngứa.

Bài Thuốc Dân Gian Trị Ho

Lá Hẹ Trị Ho

la-he-tri-ho

Lá hẹ, một loại gia vị quen thuộc, còn là vị thuốc dân gian với tính ấm, vị cay, giúp tán hàn, bổ phế và giảm đau. Theo Tây y, lá hẹ chứa các chất kháng sinh như Odorin, Sunfit và Allicin.

Cách làm:

  • Rửa sạch 200g lá hẹ, ngâm nước muối loãng 5 phút, cắt nhỏ
  • Trộn lá hẹ với đường phèn, hấp cách thủy 15-20 phút.
  • Chắt lấy nước, uống 3-4 muỗng/ngày.

Lưu ý: An toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, nhưng trẻ chỉ nên dùng 2 lần/ngày, liều bằng nửa người lớn.

Gừng Tươi Trị Ho

gung-tri-ho

Gừng tươi, một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, cũng là vị thuốc Đông y với tính ấm, vị cay, giúp tán hàn, giảm đau và trị ho hiệu quả. Hoạt chất Gingerol trong gừng còn ức chế virus prostaglandin, hỗ trợ cải thiện viêm họng.

Cách làm:

  • Rửa sạch, gọt vỏ và thái lát một củ gừng nhỏ.
  • Hãm gừng trong cốc nước sôi 10-15 phút.
  • Lọc bỏ bã, thêm mật ong, khuấy đều và uống khi còn ấm.

Lưu ý: Phù hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai, nhưng bà bầu nên hạn chế dùng quá nhiều gừng.

Xem Thêm: Măng Kỵ Gì ?

Tắc Chưng Mật Ong Trị Ho Ngứa Cổ

tắc chưng mật ong

Tắc (quất) có tính ấm, vị chua, giàu vitamin C và dễ uống nhờ vị chua ngọt, rất thích hợp để trị ho.

Cách làm: 

  • Rửa sạch tắc, chà muối, cắt đôi, bỏ hạt.
  • Xếp tắc vào lọ hoặc bát, rưới mật ong (có thể thêm đường phèn cho trẻ.
  • Hấp cách thủy 30 phút ở lửa nhỏ. Khi dùng, ăn cả vỏ hoặc chắt nước cốt cho bé uống.

Lưu ý: Bài thuốc an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

Trị ho bằng tắc (quất) chưng đường phèn

tắc chưng đường phèn trị ho

 

Tắc (quất) có vị chua, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt tinh dầu trong vỏ giúp giảm ho, tiêu đàm, thông phổi và trị viêm họng. Khi kết hợp với đường phèn có vị ngọt dịu, bài thuốc này giúp giảm cơn ho hiệu quả.

Cách làm:

  • Bổ đôi quả tắc, bỏ hạt, cho vào chén cùng đường phèn.
  • Hấp cách thủy hoặc trong nồi cơm 15-20 phút. Có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả.

Lưu ý: phù hợp với mọi đối tượng.

Trị Ho Ngứa Cổ Bằng Lá Bạc Hà

lá bạc hà trị ho

Lá bạc hà có hương thơm, tính mát, chứa menthol giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa và kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá bạc hà, ngâm nước muối loãng 5 phút, để ráo.
  • Đun sôi 200ml nước, thêm lá bạc hà, đậy nắp và đun 3-5 phút.
  • Thêm mật ong hoặc đường tùy thích, uống như trà.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai nên dùng lượng nhỏ, người sức khỏe yếu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Lá Tía Tô Trị Ho

rau-tia-to-tri-ho

Lá tía tô tính ấm, vị cay, giúp tán hàn, giảm ho, long đờm và làm dịu cổ họng.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá tía tô, ngâm nước muối loãng 5 phút, để ráo.
  • Hãm lá tía tô với nước sôi 10-15 phút. Có thể thêm mật ong, tắc hoặc gừng để dễ uống.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không dùng quá 5 ngày để tránh tăng huyết áp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Xem Thêm: Uống Nước Mía Mỗi Ngày Có Tốt Không ?

Rau Má

rau-ma-tri-ho

Rau má tính mát, giúp giảm viêm và làm dịu cổ họng hiệu quả.

Cách làm: 

  • Rửa sạch rễ rau má, ngâm nước muối loãng 5-10 phút.
  • Xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, pha loãng với nước ấm hoặc uống trực tiếp.

Lưu ý: Khi dùng cho trẻ em, có thể thêm mật ong hoặc đường phèn để dễ uống. Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên dùng rau má do tính hàn làm tăng nguy cơ sảy thai.

Nước Ép Củ Cải Trắng

nuoc-ep-cu-cai-trang-tri-ho

Củ cải trắng giàu vitamin C, enzyme tiêu hóa và chất kháng khuẩn. Theo Đông y, củ cải vị ngọt, tính bình, giúp nhuận phế, tiêu đờm và hỗ trợ tiêu hóa.

Cách làm:

  • Chọn củ cải tươi, chắc, rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng.
  • Ép hoặc xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
  • Khi uống, có thể pha thêm mật ong.

Lưu ý: Không dùng củ cải cùng cam, sau khi uống thuốc, hoặc chế biến với cà rốt.

Nước Tỏi Hấp

nuoc-toi-hap-tri-ho

Tỏi chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, giúp trị ho và nâng cao sức đề kháng.

Cách làm:

  • Sử dụng 2-3 tép tỏi tươi, bóc vỏ, đập dập, cho vào bát.
  • Thêm nửa bát nước và 1 viên đường phèn, chưng cách thủy 15 phút.
  • Lấy nước cho bé uống 2-3 lần/ngày.

Chữa Ho Bằng Cam Nướng

nuong-cam-tri-ho

Cam giàu vitamin và dưỡng chất, giúp thanh nhiệt, giải độc, và thường được dùng để chữa các bệnh hô hấp, đặc biệt là ho. Nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và dễ thực hiện tại nhà.

Cách làm:

  • Chọn cam ngọt, nhiều nước, rửa sạch bằng nước muối pha loãng để diệt khuẩn.
  • Nướng cam trực tiếp trên bếp lửa khoảng 10 phút, trở đều để cam chín.
  • Lột cam ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước cho bé uống trị ho.

Lá Húng Chanh

Lá húng chanh chứa tinh dầu có tác dụng ức chế vi khuẩn đường hô hấp, giúp tiêu đờm, sát khuẩn và chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn.

Cách làm:

  • Dùng vài lá hung chanh, rửa sạch, giã nát, hoặc xay nhuyễn.
  • Thêm 10 ml nước sôi, chờ 10 phút cho hòa với lá, rồi vắt lấy nước.
  • Nước húng chanh có vị đắng, có thể pha thêm muối hoặc đường phèn để dễ uống.

Xem Thêm: Những Thực Phẩm Không Nên Ăn Cùng Nhau

Lưu ý khi Dùng Bài Thuốc Dân Gian

Bài thuốc dân gian từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả, nhưng để đạt kết quả tốt nhất, cần lưu ý:

  • Chỉ sử dụng thảo dược có nguồn gốc rõ ràng, tránh dùng nguyên liệu hư hỏng, dập nát.
  • Kết hợp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước ấm, và bổ sung trái cây giàu vitamin C.
  • Bài thuốc dân gian thường tác dụng chậm, cần kiên trì thực hiện đúng liệu trình.
  • Trẻ dưới 1 tuổi không được dùng, trẻ trên 2 tuổi dùng liều ít hơn người lớn, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Siêu Thị Sữa thì bạn đã biết được 11 bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả nhé!

Bài viết liên quan

Khoai Môn Kỵ Gì ? Ai Không Nên Ăn Khoai Môn

Khoai môn kỵ gì? Khoai môn kỵ với thực phẩm sau: Khoai môn kỵ với [...]

Sapoche Kỵ Gì ? Ai Không Nên Ăn Sapoche

Sapoche Kỵ Gì ? Sapoche kỵ với thực phẩm sau: Saopoche kỵ khoai lang. Sapoche [...]

Quả Bầu Kỵ Gì ? Tác Hại Của Quả Bầu

Quả bầu Kỵ Gì ? quả bầu kỵ với thực phẩm sau: Quả bầu kỵ [...]

Xà Lách Kỵ Gì ? Ai Không Nên Dùng Xà Lách

Xà Lách Kỵ Gì ? xà lách kỵ với thực phẩm sau: Xà lách kỵ [...]

Lá Tía Tô Kỵ Gì ? Ai Không Nên Sử Dụng

Lá tía tô kỵ gì ? Lá tía tô kỵ với thực phẩm sau: Lá [...]

Sầu Riêng Kỵ Gì ? Tác Hại Của Sầu Riêng

Sầu riêng kỵ gì ? sầu riêng kỵ với thực phẩm sau: Sầu riêng kỵ [...]

    ĐÃ THÊM VÀO GIỎ HÀNG
    GIỎ HÀNG TRỐNGTRỞ LẠI CỬA HÀNG